Công trình Herodotos

Bài chi tiết: Historiai

Người ta không biết đến một công trình nào của ông ngoài bộ sử "Historiai", viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, theo phương ngữ Ionian. Bộ sử này đã cho tên cho môn sử học trong tiếng Anh (history), Pháp (histoire), Tây Ban Nha (historia), v.v... Historiai thường được dịch ngắn gọn là Cuộc tra cứu (The Inquiry tiếng Anh, L'Enquête tiếng Pháp), nhưng cũng có nghĩa là "Sự khảo cứu, cuộc thám hiểm". Theo tiếng Cổ Hy Lạp, Hστωρ (Histor) có nghĩa là người hiểu biết. Sau nhiều năm đi du ngoạn và thu thập những câu chuyện mà người khác kể cho, ông viết nên bộ sử "Historiai" - là một sự kết hợp giữa các truyện hoang đường, võ đoán và sự thật lịch sử.[6] Trong bộ sử này có nói về những vị "Vua của các vị vua" lỗi lạc của Đế quốc Ba Tư cổ đại như Cyrus Đại Đế, Darius IXerxes I; bàn về người Ai Cập cổ đại,[6][12][13] và cả cuộc chinh phạt xứ Hy Lạp của đại quân Ba Tư do Hoàng đế Xerxes I thống lĩnh vào đầu thế kỷ thứ V trước Công Nguyên.[14] Bộ sử của ông là tác phẩm sáng tạo đầu tiên được viết bằng văn xuôi.[5] Bộ sử gồm có các quyển sau:

  • Mở đầu: Chuyện nàng Io bị người Phoenician bắt đi, chuyện nàng Europe và nàng Medea bị người Hy Lạp bắt đi, chuyện nàng Helen bị người thành Troy bắt đi.
Họa phẩm của danh họa Peter Paul Rubens, cho thấy Nữ hoàng Tomyris nhận lấy cái đầu của vua Cyrus Đại Đế.
  • Quyển I - Clio (nữ thần sử học). Nói về các vua xứ Lydia ở tây bộ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, nổi tiếng nhất là vua Croesus biểu tượng của sự giàu có trong văn hóa phương Tây. Nói về đế quốc Media, chuyển sang công cuộc khởi lập đế quốc Ba Tư của Hoàng đế Cyrus Đại Đế - vị vua đã đánh bại vua Croesus và xây dựng một Đế quốc Ba Tư hùng cường, rộng lớn.[8] Nói về văn hóa Ba Tư, AssyriaBabylon,... Nói về cuộc chiến tranh giữa Hoàng đế Cyrus Đại Đế và Nữ hoàng Tomyris của người Massagetae...[15]
  • Quyển II - Euterpe (nữ thần âm nhạc). Huyền sử, lịch sử và văn hóa Ai Cập.
  • Quyển III - Thalia (nữ thần hài kịch). Nói về đế quốc Ba Tư dưới các triều vua Cambyses II đến Darius I. Nói về văn hóa Ấn ĐộẢ Rập. Vài đoạn lịch sử tộc Hy Lạp của đảo Samos, thành bang CorinthCorcyra, xứ Ionia,...
  • Quyển IV - Melpomene (nữ thần bi kịch). Nói về lịch sử và địa lý nước Scythia ở phía bắc Biển Đen. Nói về phong tục các chủng tộc gần xa Scythia: người Amazon, Sauromatae, Budini, Thyssagetae, Argippaeans, Issedonians, Arimaspi, Tauri, Agathyrsi, Neuri, Androphagi, Melanchlaeni, Geloni, Budini, Hyperboreans. Người Hyperborea ở vùng Bắc Cực, có lẽ chỉ có trong truyền thuyết. Nói về cuộc chinh phạt xứ Scythia của Hoàng đế Ba Tư là Darius I. Nói về lịch sử thành bang Cyrene ở Libya, và các chủng tộc ở châu Phi.
  • Quyển V - Terpsichore (nữ thần khiêu vũ). Nói về vài sự kiện sửa soạn và khởi sự cuộc chiến tranh Ba Tư-Hy Lạp. Tả Con Đường Hoàng Gia đi từ Sardis, cố đô xứ Lydia đến Susa, một trong năm kinh đô của Đế quốc Ba Tư cổ đại. Nói về việc người Phoenicia truyền bá chữ viết sang Hy Lạp.
  • Quyển VI - Erato (nữ thần thơ trữ tình). Nói về việc Hoàng đế Darius I phái quân Ba Tư tiến công vào các nước tộc Hy Lạp. Người Athena chận đứng cuộc tiến công này trong trận Marathon.
  • Quyển VII - Polymnia (nữ thần hùng biện). Nói về cuộc triệt thoái của quân Ba Tư, cuộc tranh ngôi của các con của Hoàng đế Darius I, chuyện Hoàng đế Xerxes I giành được ngôi báu và đàn áp một cuộc nổi loạn ở Ai Cập. Tiếp đến là Hoàng đế Xerxes triệu tập một đội quân khổng lồ (khoảng 3 triệu 4 người) đi chinh tây. Nói về trận Themopylae, người Hy Lạp giữ được ải trong 3 ngày nhưng rồi bị quân Ba Tư đánh bại.
  • Quyển VIII - Urania (nữ thần thiên văn). Nói về cuộc tàn phá thành Athena củ quân Ba Tư, và trận Salamis với chiến thắng của quân Hy Lạp. Nói về lịch sử xứ Macedonia, từ đời vua Perdiccas I (700 TCN) lập quốc cho đến đời vua Alexandros I (498 TCN - 454 TCN).
  • Quyển IX - Calliope (nữ thần của thiên anh hùng ca). Nói về cuộc tái chiếm Athena bởi quân Ba Tư, và sự khôi phục lãnh thổ của các nước tộc Hy Lạp.

Những cảnh trong bộ sử của Herodotus đã thu hút biết bao họa sĩ, chẳng hạn như danh họa Peter Paul Rubens người Hà Lan vào thế kỷ XVII. Rubens vẽ bức tranh "Nữ hoàng Tomyris nhận lấy đầu của vua Cyrus", cho thấy một người lính đến yết kiến Nữ hoàng Tomyris của người Massagetae, dâng cho bà ta cái đầu của Hoàng đế Cyrus Đại Đế của Đế quốc Ba Tư, và bỏ cái đầu này vào vũng máu. Trong khi Nữ hoàng Tomyris nhìn chăm chú vào cái đầu của kẻ đã giết chết con trai của bà ta, toàn quân Massagetae vui mừng với chiến thắng. Bên cạnh vị Nữ hoàng có một đám nữ tỳ đứng hầu. Vào thế kỷ XVI, Jodocus von Winghe cũng vẽ cảnh này, và vào thế kỷ XV họa sĩ người ÝAndrea del Castagno đã đưa Nữ hoàng Tomyris vào bộ tranh "Những nhân vật nổi tiếng" của ông.[16]

Họa sĩ tân cổ điển người PhápJacques Louis David đã thể hiện những chiến binh thành Sparta trước khi hy sinh anh dũng trong bức tranh "Vua Leonidas tại Thermopylae" (1814). Giữa bức vẽ này, vua của người Sparta là Leonidas I ngồi với thái độ bình tĩnh, chờ đại quân Ba Tư kéo đến. Khí thế anh dũng của ông ta khi biết mình chắc chắn phải đối phó với cái chết được thể hiện qua ánh sáng chói vào ông ta từ phía trên. Quân đội Sparta ít ỏi, với những binh sĩ trẻ tuổi, chuẩn bị quyết đấu với đại quân Ba Tư.[16]

Dưới triều Nữ hoàng Victoria nước Anh, nhiều nhà thơ lấy cảm hứng từ những cảnh và địa điểm trong bộ sử "Historiai" của Herodotos. Vào thế kỷ XIX, nhà thơ lãng mạn người Anh là Thomas Byron đã khóc thương cho những binh sĩ Hy Lạp đã hy sinh trong trận Thermopylae trong bài thơ "The Isles of Greece". Một trong những bài thơ đầu tiên được xuất bản của Elizabeth Barrett Browning là "The Battle of Marathon" (1820).[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Herodotos http://ancienthistory.about.com/library/bl/bl_text... http://books.google.com/books?id=VrHER1jYzhIC&pg=P... http://www.iranchamber.com/history/herodotus/herod... http://www.iranchamber.com/history/herodotus/herod... http://www.iranchamber.com/history/herodotus/herod... http://www.isidore-of-seville.com/herodotus/ http://www.losttrails.com/pages/Tales/Inquiries/He... http://www.newyorker.com/arts/critics/books/2008/0... http://www.sacred-texts.com/cla/hh/index.htm http://www.loyno.edu/history/journal/1998-9/Pipes....